Giàn giáo là các thiết bị dùng để nâng đỡ con người và vật tư cầm tay, chống đỡ hệ coppha sàn bê tông thực hiện công việc xây dựng ở nơi có độ cao lớn hơn so với mặt nền. Việc này giúp việc xây dựng và hoàn thiện công trình diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Cấu tạo cơ bản của 1 bộ giàn giáo
Một bộ khung giàn giáo cơ bản bao gồm:
4 chân giáo để tạo khung giàn giáo: bộ phận không thể thiếu của giàn giáo.
2 thanh giằng chéo: tạo an toàn, chống gãy cho khung giáo.
1 sàn thao tác (mâm giàn giáo): nâng đỡ người và vật tư, thiết bị xây dựng.
Chúng liên kết với nhau bằng hệ thống vít, bu lông… Ngoài ra còn một số thiết bị hỗ trợ khi muốn nâng giàn, di chuyển và tạo thêm sự chắc chắn cho khung giàn giáo. Ví dụ:
Kích tăng giàn giáo: có 2 loại, kích bằng dùng để điều chỉnh độ cao dưới chân giàn, kích U điều chỉnh độ cao sàn thao tác.
Cùm xoay: kết nối các hệ giàn giáo với nhau.
Cầu thang giàn giáo: di chuyển lên xuống giàn giáo dễ dàng.
Bánh xe: vận chuyển khung giáo đơn giản hơn.
Cây chống giàn giáo: chống đỡ tăng thêm sự chắc chắn cho giàn giáo.
Kích thước cơ bản của giàn giáo là 1,7m chiều cao và 1,53m chiều rộng. Khi mua giáo xây dựng, bạn cần lưu ý tới thông số. Ít nhất đảm bảo thép ống dày 2mm, phi 42, phủ sơn hoặc mạ kẽm.
Trong danh sách các loại giáo xây dựng phổ biến không thể không nhắc tới giàn giáo nêm. Loại giàn giáo này là giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,… Vì thế mà giàn giáo nêm phù hợp cho các công trình lớn.
Về chất liệu, giàn giáo nêm cũng có 2 loại tương tự như giàn giáo khung và chất liệu mạ kẽm được tin tưởng sử dụng nhiều hơn. Hệ giàn giáo nêm bao gồm: thanh giằng, chống consol, cột chống, kích tăng, thanh chống,…
Ưu điểm của giàn giáo nêm:
Là một trong những loại giàn giáo chịu được tải trọng lớn, kết cấu vững chắc, an toàn, độ bền cao
Khả năng lắp đặt, tháo dỡ và di chuyển dễ dàng. Có thể rút ngắn được tiến độ thi công công trình hơn hẳn giàn giáo thường
Góp phần tạo nên mặt bằng thi công thông thoáng, đảm bảo mỹ quan công trình
Chi phí đầu tư không quá cao, tiết kiệm được vật tư phụ hơn